Thúc đẩy sử dụng 18 nền tảng số trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong năm 2022?
- Hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022?
- Nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia?
- Những địa chỉ nền tảng số cần cập nhật định kỳ tại Việt Nam?
- Danh mục những nền tảng số cần tập trung thúc đẩy sử dụng tại các địa phương trong năm 2022?
Hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022?
Theo quy định tại Công văn 2224/BTTTT-THH năm 2022 về tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định việc hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022 là ngày 06/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 797/BTTTT-THH về việc hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022, trong đó, xác định rõ: Định hướng xuyên suốt năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là: Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương. Ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân thuộc các lĩnh vực liên lạc, mua sắm, giải trí, sức khỏe, học tập, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia?
Đối với quy định về nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thì tại Công văn 2224/BTTTT-THH năm 2022 về tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có quy định như sau:
Ngày 26/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trong đó, tiếp tục giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương:
- Thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hàng năm.
- Thúc đẩy đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số theo Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gắn liền với bảo đảm an toàn thông tin mạng (tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, bảo vệ thông tin cá nhân và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo quy định tại Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng).
Thúc đẩy sử dụng 18 nền tảng số trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong năm 2022?
Những địa chỉ nền tảng số cần cập nhật định kỳ tại Việt Nam?
Căn cứ những quy định tại Công văn 2224/BTTTT-THH năm 2022 về tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì những địa chỉ nền tảng số cần cập nhật định kỳ tại Việt Nam cụ thể như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, định kỳ cập nhật danh mục một số nền tảng số Việt Nam tại địa chỉ:
- Nền tảng số phục vụ chính quyền: https://mic.gov.vn/mra/Pages/trangchu.aspx.
- Nền tảng số phục vụ người dân: https://congdanso.mic.gov.vn.
- Nền tảng số phục vụ doanh nghiệp: https://smedx.mic.gov.vn.
Danh mục những nền tảng số cần tập trung thúc đẩy sử dụng tại các địa phương trong năm 2022?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 2224/BTTTT-THH năm 2022 về tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì danh mục những nền tảng số cần tập trung thúc đẩy sử dụng tại các địa phương trong năm 2022 bao gồm:
- Nền tảng điện toán đám mây các bộ, ngành, địa phương
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh
- Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC)
- Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp bộ, tỉnh
- Nền tảng giám sát dữ liệu trực tuyến
- Nền tảng trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC)
- Nền tảng quản trị tổng thể cấp bộ, tỉnh
- Nền tảng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Nền tảng bản đồ số
- Nền tảng trợ lý ảo
- Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới
- Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS)
- Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân
- Nền tảng CSDL quốc gia về dân cư
- Nền tảng CSDL về đất đai
- Nền tảng CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm
- Nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia
- Nền tảng điện toán đám mây
- Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp.
- Nền tảng tài chính kế toán, hóa đơn và chữ ký số.
- Nền tảng thanh toán điện tử.
- Nền tảng hợp đồng điện tử.
- Nền tảng quản trị trang/cổng thông tin điện tử.
- Nền tảng tiếp thị.
- Nền tảng chăm sóc khách hàng đa kênh.
- Nền tảng quản lý bán hàng.
- Nền tảng an toàn thông tin mạng.
- Nền tảng quản lý vận tải, kho bãi, logistic.
- Nền tảng tư vấn, đào tạo.
- Nền tảng nhân sự, kết nối công việc.
- Nền tảng thương mại điện tử.
- Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch.
- Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới.
- Nền tảng tổng hợp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?