Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ thế nào?
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ thế nào?
Ngày 20/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Theo đó, tại Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Công điện 280/CĐ-TTg năm 2023, Công điện 968/CĐ-TTg năm 2023.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm thì áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ; trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra; nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao theo đúng quy định của Luật Thanh tra 2022, Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
Thủ trưởng các cơ quan thanh tra tăng cường quản lý, chỉ đạo triển khai các cuộc thanh tra hoạt động công vụ theo đúng quy định pháp luật về thanh tra. Đồng thời, tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; kịp thời xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ rà soát, tham mưu hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ, nhất là đánh giá, nhận xét việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan nhà nước và cán bộ công chức viên chức; đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thi hành công vụ.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động công vụ và kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Trong đó, quan tâm tuyên truyền biểu dương các điển hình tiên tiến có thành tích trong hoạt động công vụ, những cá nhân dám nghĩ, dám làm, có tính đột phá, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, phát hiện, góp ý, phê bình các cá nhân thiếu trách nhiệm, gây cản trở, khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.
- Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tăng cường giám sát hoạt động công vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức.
- Yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ thế nào? (Hình từ internet)
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác có liên quan.
Nguyên tắc cơ bản trong thi hành công vụ đối với cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về các nguyên tắc cơ bản trong thi hành công vụ đối với cán bộ, công chức gồm có như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?