Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại như thế nào?

Cho tôi hỏi: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại như thế nào? Câu hỏi của anh Quân đến từ Bình Phước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại?

Căn cứ tại Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2023 chỉ ra nội dung như sau:

Trong 05 (năm) năm qua bệnh Dại ở nước ta đã làm chết 410 người, trên 2,7 triệu lượt người phải điều trị dự phòng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 70 ca tử vong và 3 tháng đầu năm 2023 đã có 23 ca tử vong do bệnh Dại. Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030 (sau đây gọi chung là Chương trình quốc gia) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương những nội dung gì trong công tác phòng chống bệnh Dại?

Căn cứ tại Mục 1 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2023 quy định Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

-Thứ nhất, ban hành văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật.

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

- Thứ hai, xây dựng, phê duyệt và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại của địa phương, ưu tiên mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đồng loạt vào cùng một thời điểm.

Hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, vùng biên giới, ...

- Thứ ba, tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư; thôn, xã.

+ Hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh.

+ Chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.

+ Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).

- Thứ tư, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2023 - 2025 và trên 80% trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo.

- Thứ năm, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn y tế và thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

- Thứ sáu, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi và đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.

- Thứ bảy, đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

- Thứ tám, Chỉ đạo, rà soát và tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư.

- Thứ chín, tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại. hoặc người bị chó, mèo cắn.

- Cuối cùng, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030 để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế những nội dung gì trong công tác phòng chống bệnh Dại?

Căn cứ tại Mục 2 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2023 quy định Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương:

- Thứ nhất, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống bệnh Dại; tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh Dại theo mục tiêu đã đề ra trong Chương trình quốc gia.

- Thứ hai, ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chương trình quốc gia, các chiến dịch truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên các phương tiện truyền thông của Trung ương (như VTV, VOV, Báo Nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam,...) nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó đối với cộng đồng.

- Thứ ba, chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại các địa phương.

- Thứ tư, tăng cường giám sát phát hiện các ca bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”, có sự phối hợp chặt chẽ của ngành Thú y và Y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Thứ năm, tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại.

- Thứ sáu, chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành tăng cường nghiên cứu, phối hợp với các doanh nghiệp để sản xuất vắc xin Dại, chủ động nguồn cung ứng vắc xin trong nước và giảm giá thành sản phẩm vắc xin.

- Thứ bảy, chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại.

- Thứ tám, đề xuất với cấp có thẩm quyền hỗ trợ vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại điều trị dự phòng cho người nghèo vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn.

- Cuối cùng, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật; nâng cấp, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAKIS) đến cấp xã, huyện; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Bệnh dại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Ở quê thì có cần tiêm phòng dại cho chó không? Nếu chó cắn người gây thương tích thì chủ phải có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Người nuôi chó, mèo phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn gì khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người nhằm phòng, chống bệnh dại?
Pháp luật
Người nuôi chó có bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó không? Nếu có thì khi không tiêm sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Phòng bệnh Dại: Nuôi chó mèo không chích ngừa bệnh Dại có bị xử phạt hay không? Chó nhà có dấu hiệu mắc bệnh dại thì có bị tiêu hủy không?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại như thế nào?
Pháp luật
Bệnh dại được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B hay nhóm A? Thời gian ủ bệnh dại ở vật nuôi thông thường là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh dại
949 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh dại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh dại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào