Thủ tục và hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
- Sau khi được phê chuẩn kế hoạch chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao những gì?
Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải công bố về việc chuyển giao như sau:
- Công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về việc chuyển giao các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao;
+ Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
+ Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
+ Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao.
- Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên mua bảo hiểm được phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.
- Gửi văn bản thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 mà giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Lưu ý: Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao.
Thủ tục và hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển giao
- Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau:
+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);
+ Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
+ Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao;
+Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
+ Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao.
- Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng của việc chuyển giao;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao;
+ Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.
- Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Sau khi được phê chuẩn kế hoạch chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao như sau:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:
- Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
- Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
- Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Lưu ý: Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo.
Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?