Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024?
Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024?
Ngày 12 tháng 3 năm 2024, Bộ Nội vụ đã có Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo Mục I và Mục III Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 thì Thủ tục tiếp nhận vào viên chức sẽ được đổi tên thành Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý và có trình tự thực hiện như sau:
Bước 1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Bước 2. Hội đồng kiểm tra, sát hạch kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Bước 3. Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện.
Bước 4. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền.
Bước 5. Ký kết Hợp đồng làm việc.
Theo đó, Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng sẽ thực hiện trình tự các bước trên để tiếp nhận viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024? (Hình từ Internet)
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận viên chức có thành phần ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 nêu rõ thành phần, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm có những thành phần sau:
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).
Theo đó, cá nhân được đề nghị tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng gồm những thành phần: Sơ yếu lý lịch cá nhân, Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm, Giấy chứng nhận sức khỏe, Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).
Bảng lương viên chức năm 2024 khi cải cách tiền lương sẽ như thế nào?
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Như vậy, bảng lương viên chức năm 2024 có thể được áp dụng từ 1-7-2024
Tại Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ sẽ xây dựng 2 bảng lương viên chức năm 2024 như sau:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
(1) Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Như vậy, khi cải cách tiền lương, viên chức sẽ có 2 bảng lương viên chức năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?