Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?
Trình tự thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Phần 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 quy định trình tự thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
- Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 thì Đoàn Luật sư nơi người đó là thành viên hoặc các cơ quan, tổ chức khác có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của người đó kèm theo các giấy tờ chứng minh luật sư thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định kỷ luật luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo Quyết định kỷ luật luật sư.
Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư phải chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư kể từ ngày có Quyết định kỷ luật luật sư bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư.
- Hằng năm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, trừ trường hợp Quyết định kỷ luật luật sư bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư bị khiếu nại và đang được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư có trách nhiệm nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư cho Đoàn Luật sư nơi mình đã là thành viên. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư.
- Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ thực hiện thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Phần 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 quy định thành phần hồ sơ thực hiện thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư gồm:
- Văn bản của Đoàn Luật sư đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo Quyết định kỷ luật luật sư đối với trường hợp lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư.
- Văn bản của Đoàn Luật sư nơi người đó là thành viên hoặc của cơ quan, tổ chức khác đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo các giấy tờ chứng minh luật sư thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với trường hợp khác.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Phần 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp, cụ thể như sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Không gia nhập một Đoàn Luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn Luật sư;
- Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?