Thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí gồm có những giấy tờ nào?
Thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí đươc thực hiện như sau:
Bước 1: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày tuyên bố phát hiện thương mại, trên cơ sở đề nghị của nhà thâu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 05 năm.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
Bước 4: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 05 năm.
Bước 5: Chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đã được Bộ Công Thương chấp thuận, nếu có yêu cầu tiếp tục giữ lại diện tích phát hiện khí trong thời hạn không quá 02 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Dầu khí 2022, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đến Bộ Công Thương để thẩm định
Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
Bước 7: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề nghị kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí trong hoạt động dầu khí bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí, trong đó nêu rõ:
+ Lý do và việc đáp ứng điều kiện:
++ Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương.
++ Trong trường hợp hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng không quá 02 năm trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.
++ Trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
+ Kế hoạch triển khai phát triển phát hiện khí;
+ Cam kết công việc bổ sung và cam kết tài chính tương ứng dự kiến thực hiện trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí (nếu có);
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí gồm có những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, trong đó nêu rõ lý do và việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Dầu khí 2022; kế hoạch triển khai phát triển phát hiện khí; cam kết công việc bổ sung và cam kết tài chính tương ứng dự kiến thực hiện trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí (nếu có);
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?