Thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công được thực hiện như thế nào?
- Trình tự thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công được thực hiện như thế nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công gồm những gì?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công là gì?
- Nguyên tắc xác lập hồ sơ người có công là gì?
Trình tự thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 26 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định trình tự thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công như sau:
Bước 1: Người có công; thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ; thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị theo Mẫu số 26 Phụ lục I kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ của người có công kèm bản sao có chứng thực từ các giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 130 Nghị định 131/2021/NĐ-CP .
Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 130 Nghị định 131/2021/NĐ-CP và bản sao giấy tờ đề nghị được sửa đổi, bổ sung thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung thông tin của cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung thông tin trong hồ sơ người có công theo Mẫu số 75 Phụ lục I kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cách thức thực hiện: Qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan có thẩm quyền.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung thông tin trong hồ sơ người có công.
Thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 26 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 26 Phụ lục I kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực từ các giấy tờ sau:
+ Đối với người có công: căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân
+ Đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, thân nhân của người có công đã từ trần: căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân của người được đề nghị đính chính thông tin.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 26 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 có nêu rõ yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công như sau:
Trường hợp áp dụng:
- Người có công đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán của người có công hoặc thân nhân của họ ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
- Thân nhân liệt sĩ, thân nhân người có công, người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, người hưởng chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau của bản thân: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
- Thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau của liệt sĩ: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm hy sinh; quê quán (theo địa danh khi xác lập hồ sơ công nhận liệt sĩ); cấp bậc, chức vụ; cơ quan, đơn vị khi hy sinh; trường hợp hy sinh; nơi hy sinh.
Nguyên tắc xác lập hồ sơ người có công là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc xác lập hồ sơ và thời hạn giải quyết
1. Hồ sơ phải nộp của mỗi thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định này là 01 bộ.
2. Giấy tờ trong hồ sơ đề nghị phải là bản chính, trường hợp được sử dụng bản sao hoặc bản sao có chứng thực thì theo quy định cụ thể tại từng thủ tục hành chính.
3. Cách thức thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính.
4. Trong thời hạn quy định tại Nghị định, nếu hồ sơ không đủ điều kiện xem xét, giải quyết thì cơ quan thụ lý hồ sơ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5. Hồ sơ người có công do các cơ quan, đơn vị chuyển đến ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ ưu đãi và hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người có công thường trú quản lý và thực hiện chế độ là 01 bộ hồ sơ gốc theo quy định.
Hồ sơ gốc là hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền lập hoặc xác nhận lần đầu khi làm thủ tục công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công.
Bản sao hồ sơ người có công đã được sử dụng làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất đối với thân nhân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn có giá trị thực hiện.
Theo đó, nguyên tắc xác lập hồ sơ người có công được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?