Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, cấp huyện mới nhất năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh mới nhất năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện như thế nào?
- Hồ sơ kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện gồm những gì?
Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh mới nhất năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh như sau:
Bước 1: Đề nghị kiểm tra công nhận:
- Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc bệnh viện Da liễu) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa được công nhận loại trừ bệnh phong đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh về Bộ Y tế
Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra
Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh.
Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 09 hoặc 11 thành viên:
- 01 Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương.
- 02 Phó Chủ tịch hội đồng, gồm:
+ Lãnh đạo Sở Y tế ;
+ Lãnh đạo Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Lãnh đạo Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
- 01 Ủy viên thư ký: Đại diện phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
- Ủy viên giám sát: Đại diện Lãnh đạo, chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
- 05 Ủy viên gồm: 04 Lãnh đạo của 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận loại trừ bệnh phong và 01 cán bộ Phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh nếu kiểm tra ở các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn của một trong ba đơn vị trên phụ trách.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành Hội đồng kiểm tra tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra: Thời gian kiểm tra tối đa 02 ngày
Bước 4: Đánh giá, xếp loại
Bước 5: Công nhận tỉnh đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong: Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Bộ Y tế , kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận
Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, cấp huyện mới nhất năm 2023 như thế nào?
Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện như sau:
Bước 1: Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc bệnh viện Da liễu) thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện. Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành viên:
+ Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế .
+ Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh.
+ Ủy viên thư ký: Trưởng khoa Da liễu hoặc Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh.
+ Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu Trung ương và đại diện của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ y; Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra: Thời gian kiểm tra tối đa 02 ngày
Bước 4: Đánh giá, xếp loại
Bước 5 : Công nhận huyện đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong: Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận
Hồ sơ kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1, 2 Mục I Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện như sau:
- Hồ sơ kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh:
Văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong
- Hồ sơ kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện:
Văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?