Thủ tục hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Trình tự thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiết b.1 điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC có quy định trình tự thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký Quyết định kiểm tra, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải công bố Quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra với đại diện có thẩm quyền của người nộp thuế.
- Trường hợp hồ sơ hoàn thuế phức tạp không thể kết thúc kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, đoàn kiểm tra cần gia hạn thời gian để xác minh, thu thập tài liệu
- Chậm nhất là trước 01 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản với người đã ký Quyết định kiểm tra để ban hành Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, thời hạn gia hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện công bố Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra.
Thủ tục hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Nội dung kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết b.2 điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC có quy định nội dung kiểm tra trước hoàn thuế sau áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán, phiếu xuất kho, nhập kho; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên Hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan, thông tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên Hệ thống liên quan đến tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu có số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn.
+ Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao.
+ Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sự phù hợp giữa định mức người nộp thuế phản ánh trong báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế nhập khẩu Mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP với định mức thực tế sản xuất, sổ sách, chứng từ kế toán, tài liệu kỹ thuật trong quá trình sản xuất có liên quan đến nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp kiểm tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan phải kiểm tra cơ sở sản xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
+ Kiểm tra các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
+ Kết thúc việc kiểm tra, cơ quan hải quan phải xác định số tiền thuế được hoàn theo từng loại thuế, số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn, lý do không đủ điều kiện hoàn.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng hoàn thuế theo Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan đồng thời đã nộp thuế nhập khẩu theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan phải xác định số tiền thuế nhập khẩu được hoàn theo tờ khai hải quan và số tiền thuế nhập khẩu được hoàn theo Quyết định ấn định thuế.
+ Lập biên bản kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
+ Lập dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra hoặc gửi bằng fax hoặc thư bảo đảm hoặc giao trực tiếp cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thống nhất với dự thảo kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, người nộp thuế phải giải trình với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống hoặc giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan.
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp, cơ quan hải quan lập biên bản làm việc.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hết thời hạn giải trình, thủ trưởng cơ quan hải quan đã ban hành Quyết định kiểm tra thực hiện ban hành kết luận kiểm tra.
Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo qua Hệ thống hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc không đủ điều kiện hoàn thuế.
Hồ sơ nào thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC có quy định nội dung kiểm tra trước hoàn thuế áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
Hướng dẫn khoản 4 Điều 72, khoản 4 Điều 73, khoản 4 Điều 76 Luật Quản lý thuế quy định về trình tự, thủ tục hoàn thuế
...
2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
a) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
Theo đó, hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
- Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019
- Trong đó, cụ thể đối với hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế gồm:
+ Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
+ Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
+ Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?