Thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chủ trì giải quyết tố cáo?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:
- Thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngành trong từng lĩnh vực.
- Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết tố cáo phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chủ trì giải quyết tố cáo? (Hình internet)
Đơn vị nào có nhiệm vụ chủ trì giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo như sau:
- Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
+ Tố cáo theo quy định tại các điểm b, c và d của khoản này hoặc tố cáo khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
- Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
- Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên cấp mình trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong tố tụng hình sự;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra;
-+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định trách nhiệm phối hợp trong giải quyết tố cáo:
- Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
+ Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi bị tố cáo; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
+ Tham gia xác minh nội dung tố cáo;
+ Thẩm định nội dung tố cáo và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
+ Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết tố cáo.
- Các đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết tố cáo về Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?