Thủ tục giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào? Trình tự giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng ra sao?
- Trình tự giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
- Trình tự thụ lý tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
- Trình tự xác minh nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
- Trình tự xử lý kết luận nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Trình tự giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BQP năm 2021 có nêu rõ thủ tục giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
+ Kết quả xác minh nội dung tố cáo.
+ Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo.
+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật.
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung trên, người giải quyết tố cáo kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo.
Thủ tục giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào? Trình tự giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng ra sao? (Hình từ internet)
Trình tự thụ lý tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BQP năm 2021 có nêu rõ trình tự thụ lý tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao Thanh tra Bộ Quốc phòng xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể giao các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
- Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018.
+ Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
+ Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
- Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo.
- Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Trình tự xác minh nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BQP năm 2021 có nêu rõ trình tự xác minh nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
- Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì phải có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng.
- Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì văn bản giao xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo 2018. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo) có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm giao xác minh; người được giao xác minh nội dung tố cáo; họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo; nội dung cần xác minh; thời gian tiến hành xác minh; quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
- Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
- Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
- Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 Luật Tố cáo 2018 theo phân công của người giải quyết tố cáo.
- Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trình tự xử lý kết luận nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BQP năm 2021 có nêu rõ trình tự xử lý kết luận nội dung tố cáo cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hình sự hoặc Viện kiểm sát quân sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Người giải quyết tố cáo theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo. Trường hợp giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan, đơn vị, cá nhân đó phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?