Thủ tục điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện như thế nào?
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm có nội dung gì?
- Lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong khi không có Bên yêu cầu trong trường hợp nào?
Thủ tục điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 81 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, nội dung điều tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của Cơ quan điều tra.
4. Việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;
c) Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực.
Theo như quy định trên thì trong vòng 15 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thì cơ quan điều tra phải xem xét hồ sơ để xác định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu điều tra.
Nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan điều tra phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết để tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.
Trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu của cơ quan điều tra.
Thủ tục điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện như thế nào?
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm có nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 79 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và các thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Bên yêu cầu;
b) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
c) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
d) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
đ) Thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
e) Thông tin, số liệu, chứng cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Bên yêu cầu cáo buộc;
g) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
h) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Để bắt đầu thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thì tổ chức, cá nhân cần phải chuẩn bị đơn yêu cầu.
Theo đó, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại phải có những nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Bên yêu cầu;
- Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
- Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
- Thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Bên yêu cầu cáo buộc;
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong khi không có Bên yêu cầu trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 80 Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp không có Bên yêu cầu
Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
Như vậy, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong khi không có Bên yêu cầu sẽ được lập trong trường hợp có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?
- Quy trình, thủ tục xét thưởng đột xuất trong Bộ Nội vụ như thế nào? 05 tiêu chí chấm điểm thành tích công tác đột xuất?
- Lời chúc các chú bộ đội Hải quân ngắn gọn nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12 ra sao?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?