Thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cấp trung ương như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam như thế nào? - câu hỏi của chị Mai (Long An)

Trình tự cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam hoặc cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 2: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép.

- Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trường hợp kịch bản phải sửa nội dung do vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kịch bản đã sửa nội dung hoặc hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép tại Cổng dịch vụ công hoặc qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cấp trung ương như thế nào?

Thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cấp trung ương như thế nào?

Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam có những giấy tờ nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 ban hành kèm theo Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bằng tiếng Việt;

- Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

Lưu ý: Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam có dạng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 ban hành kèm theo Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam có dạng như sau:

Tải Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam: tại đây

Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam không được vi phạm những nội dung và hành vi nghiêm cấm nào trong hoạt động điện ảnh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam không được vi phạm những nội dung và hành vi nghiêm cấm trên trong lĩnh vực điện ảnh.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,407 lượt xem
Dịch vụ quay phim
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam của tổ chức khác bị xử phạt hành chính như nào?
Pháp luật
Chế tài đối với hành vi giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Việc sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam thì bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép trong bao lâu?
Pháp luật
Để được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh ở Việt Nam thì tổ chức làm phim nước ngoài có thể thực hiện bằng cách nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cấp trung ương như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Luật Điện ảnh 2022: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ quay phim

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ quay phim

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào