Thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa?
Thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 11 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 877/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị đến đơn vị đăng kiểm (Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở GTVT).
- Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ, trong trường hợp sản phẩm công nghiệp nhập khẩu thì xác nhận vào phiếu: nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc trong 02 (hai) ngày làm việc hướng dẫn hoàn thiện, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.
- Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu. Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km) và 02 (hai) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra ở vùng biển, đảo), đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa theo quy định nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra sản phẩm công nghiệp nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí: 50.000 đồng /01 giấy chứng nhận.
+ Giá: Tính theo biểu giá ban hành kèm theo Thông tư 237/2016/TT-BTC
Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.
Thời hạn giải quyết:
- Đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km: trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường;
- Đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra ở vùng biển, đảo: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 11 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 877/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định hồ sơ cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm:
- 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo mẫu quy định;
- Các tài liệu theo quy định của pháp luật kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu;
- 01 (một) bản sao hoặc bản sao điện tử bộ hồ sơ kỹ thuật bao gồm thông số kỹ thuật, các báo cáo kiểm tra thử sản phẩm công nghiệp (nếu có).
Số lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa: 01 bộ
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ theo quy định tại Mục 11 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 877/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Thời hạn giải quyết:
- Đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km: trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường;
- Đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra ở vùng biển, đảo: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục Đăng kiểm; Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Đăng kiểm; Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Cơ quan phối hợp: Không có.
Theo như quy định trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa là Chi cục Đăng kiểm; Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?