Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate mới nhất năm 2024?
- Kinh doanh hoạt động thể thao môn Karate cần thực hiện thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate thế nào?
- Kinh doanh hoạt động thể thao môn Karate cần đáp ứng điều kiện gì?
- Nhà nước quản lý những nội dung về thể dục, thể thao nào?
Kinh doanh hoạt động thể thao môn Karate cần thực hiện thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo Mục 9 Phần II Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate thực hiện theo trình tự, cách thức sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc nộp trực tiếp đến Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.
- Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy chứng nhận) cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Như vậy, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate cần thực hiện thủ tục hành chính theo trình tự, cách thức trên để được xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Kinh doanh hoạt động thể thao môn Karate cần thực hiện thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate thế nào?
Căn cứ tại Mục 9 Phần II Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate gồm có những thành phần như sau:
- Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (theo mẫu số 02 Phụ lục III Nghị định 31/2024/NĐ-CP)
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao 2024.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 3 Phụ lục Nghị định 36/2019/NĐ-CP)
Tải về Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
Kinh doanh hoạt động thể thao môn Karate cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL nêu rõ yêu cầu, điều kiện đối với tổ chức đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate như sau:
(1) Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện
- Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt, có diện tích từ 60m2 trở lên.
- Ánh sáng đảm bảo từ 200 lux trở lên.
- Có bảng nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng tham gia tập luyện, trang phục tập luyện, giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
- Có võ phục chuyên môn Karate: găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; dụng cụ đỡ đòn (lămpơ)
- Có khu vực thay đồ, cất giữ đồ, nhà vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
(2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu
- Thảm hình vuông có chiều dài mỗi cạnh từ 10m đến 12m;
- Tuân thủ các quy định sau:
+ Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt, có diện tích từ 60m2 trở lên.
+ Ánh sáng đảm bảo từ 200 lux trở lên.
- Bảo vệ cơ thể, bịt răng, đồng hồ bấm giờ, bảng điểm, cân trọng lượng cơ thể, cồng và cờ trọng tài gồm hai màu xanh và màu đỏ;
- Có võ phục chuyên môn Karate; găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; dụng cụ đỡ đòn (lămpơ);
- Có khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.
(3) Mật độ tập luyện
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 03m2/01 võ sinh;
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh/buổi tập.
(4) Nhân viên chuyên môn: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động.
Nhà nước quản lý những nội dung về thể dục, thể thao nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định nội dung quản lý nhà nước về thể dục, thể thao
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể thao.
- Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục, thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?