Thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp hy sinh thuộc Quân đội, Công an quản lý và trường hợp hy sinh không thuộc Quân đội, Công an quản lý ra sao?
Thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp hy sinh thuộc Quân đội, Công an quản lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp hy sinh thuộc quân đội, công an quản lý như sau:
Bước 1: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn về quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.
Có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
- Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Bước 3: Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm:
- Thông báo cho thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh.
- Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ.
Thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp hy sinh thuộc Quân đội, Công an quản lý và trường hợp hy sinh không thuộc Quân đội, Công an quản lý ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp hy sinh không thuộc Quân đội, Công an quản lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với trường hợp hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CPchuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 NNghị định 131/2021/NĐ-CP trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”; trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Bước 4: Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”. Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh; Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ.
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định thời hạn giải quyết thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công như sau:
- Đối với trường hợp hy sinh thuộc quân đội, công an quản lý: 130 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối với trường hợp hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý:
Người hy sinh do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận: 100 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Người hy sinh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận: 110 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?