Thu phí điện tử không dừng (ETC) đối với phương tiện giao thông đường bộ là gì? Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng?
- Thu phí điện tử không dừng (ETC) là gì?
- Một phương tiện có được dán nhiều thẻ đầu cuối hay không?
- Một tài khoản thu phí có thể được sử dụng để trả phí cho nhiều phương tiện khác hay không?
- Hết tiền trong tài khoản để thanh toán thu phí mà chưa kịp nạp thêm tiền thì phương tiện qua trạm sẽ làm gì?
- Có được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng hay không?
Thu phí điện tử không dừng (ETC) là gì?
Thu phí điện tử không dừng (ETC) được hiểu theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng)."
Thu phí điện tử không dừng (ETC) là gì? Các điều cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng?
Một phương tiện có được dán nhiều thẻ đầu cuối hay không?
Theo Điều 4 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg có quy định về nguyên tắc thu phí điện tử không dừng như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc thu phí điện tử không dừng
1. Tăng cường hiệu quả, minh bạch và hiện đại hóa công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Đảm bảo quyền thu phí của nhà đầu tư theo hợp đồng dự án đã được ký kết với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống thu phí một dừng với hệ thống thu phí điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống; mỗi phương tiện chỉ dán 01 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc; việc quản lý, vận hành và công tác thu phí tại trạm (bao gồm cả làn thu phí hỗn hợp) sau khi áp dụng thu phí điện tử không dừng do một đơn vị thực hiện.
4. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Tăng tốc độ lưu thông qua trạm thu phí, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội, hạn chế sử dụng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng."
Như vậy, một phương tiện chỉ được dán 01 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc mà không được dán nhiều thẻ đầu cuối.
Một tài khoản thu phí có thể được sử dụng để trả phí cho nhiều phương tiện khác hay không?
Theo Điều 10 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg thì việc mở tài khoản thu phí được quy định như sau:
"Điều 10. Mở tài khoản thu phí
1. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí mở tài khoản thu phí cho chủ phương tiện trên hệ thống thu phí điện tử không dừng ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.
2. Mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ; mỗi phương tiện giao thông đường bộ chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản thu phí.
3. Tài khoản thu phí được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống thu phí điện tử không dừng, bao gồm các thông tin sau:
a) Thông tin liên hệ của chủ phương tiện: Số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu; mã số doanh nghiệp, địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận chứng từ thu phí điện tử không dừng.
b) Mã số định danh của phương tiện giao thông đường bộ được nhận chi trả từ tài khoản thu phí.
c) Tải trọng phương tiện, số chỗ ngồi, loại xe, biển kiểm soát xe.
d) Số tiền trong tài khoản, lịch sử giao dịch của tài khoản.
4. Trong thời hạn tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin thay đổi theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để cập nhật trên hệ thống thu phí điện tử không dừng.
5. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ khi nhận được thông tin thay đổi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải cập nhật trên hệ thống đăng kiểm và nhà cung cấp dịch vụ thu phí phải cập nhật trên hệ thống thu phí điện tử không dừng."
Như vậy, mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ và mỗi phương tiện giao thông đường bộ chỉ được nhận chi trả từ 01 tài khoản thu phí.
Hết tiền trong tài khoản để thanh toán thu phí mà chưa kịp nạp thêm tiền thì phương tiện qua trạm sẽ làm gì?
Căn cứ Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg thì việc sử dụng tài khoản thu phí được quy định như sau:
"Điều 11. Sử dụng tài khoản thu phí
1. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.
2. Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ được gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiến hành mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận phí dịch vụ sử dụng đường bộ của chủ phương tiện khi lưu hành qua các trạm thu phí điện tử không dừng.
4. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm quản lý đối với toàn bộ số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật."
Như vậy, hết tiền trong tài khoản để thanh toán thu phí mà chưa kịp nạp thêm tiền thì phương tiện qua trạm thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
Có được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng hay không?
Chứng từ thu phí điện tử không dừng được quy định tại Điều 16 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg như sau:
"Điều 16. Chứng từ thu phí điện tử không dừng
1. Chứng từ thu phí điện tử không dừng được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử. Chứng từ thu phí điện tử không dừng phải có chữ ký điện tử của đơn vị phát hành theo quy định của pháp luật.
2. Không sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng. Trường hợp cần thiết có thể in chứng từ điện tử để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan nhà nước."
Như vậy, không được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng mà cần phải sử dụng chứng từ điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 3 miền ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ?
- Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Nghị định 08 2025 có hiệu lực khi nào?
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?