Thu hồi tư cách thành viên tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?
- Cơ quan hải quan phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan?
- Tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?
- Cơ quan hải quan thu hồi tư cách thành viên khi doanh nghiệp bị đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường?
Cơ quan hải quan phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về các hoạt động hỗ trợ như sau:
“Điều 5. Các hoạt động cụ thể của cơ quan hải quan
1. Các hoạt động hỗ trợ
a. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn theo các cam kết tại Biên bản ghi nhớ đối với doanh nghiệp thành viên Chương trình khi có yêu cầu.
b. Ghi nhận tư cách thành viên, quá trình tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan trên hồ sơ doanh nghiệp và các hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
c. Phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp thành viên.
d. Trao đổi thông tin, cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; cảnh báo doanh nghiệp xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu theo các khuyến nghị từ các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có trách nhiệm trong nước và trên thế giới.
e. Phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức các hội thảo về các nội dung nêu tại điểm d nêu trên, đồng thời tư vấn, hỗ trợ các biện pháp để doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan, chủ động phòng, tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật.
f. Ưu tiên xem xét, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng biện pháp kiểm tra bằng máy soi khi doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đối với việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của doanh nghiệp.
g. Trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan có thể phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp khắc phục, giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
h. Tổ chức các chương trình hợp tác, đào tạo nâng cao tuân thủ để doanh nghiệp kịp thời cập nhật, nắm vững và tuân thủ các quy định mới liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro hải quan nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh nói chung.”
Theo đó, cơ quan hải quan phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp thành viên.
Tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về Hoạt động tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác thực hiện chương trình như sau:
"2. Các hoạt động tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác
a. Phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá Chương trình.
b. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, hội nghị đối thoại để đo lường, đánh giá sự hài lòng, tiếp thu các kiến nghị, ý kiến bổ sung sửa đổi các cam kết thực hiện trong khuôn khổ Chương trình.
c. Thực hiện các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến, đăng tải hoạt động, kết quả của Chương trình lên các website của ngành như: https://customs.gov.vn , https://haiquanonline.com.vn
3. Các hoạt động khác
a. Theo dõi, đánh giá quá trình các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp tuân thủ tốt, có đóng góp tích cực cho Chương trình đồng thời cảnh báo, nhắc nhở, thu hồi tư cách doanh nghiệp thành viên Chương trình đối với các trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết.
b. Tham gia nghiên cứu, hợp tác quốc tế liên quan đến các hoạt động chương trình đối tác, tạo thuận lợi doanh nghiệp.”
Theo đó, cơ quan hải quan cần phải phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá Chương trình.
Thu hồi tư cách thành viên tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan? (Hình từ internet)
Cơ quan hải quan thu hồi tư cách thành viên khi doanh nghiệp bị đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về cơ chế công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình như sau:
"Điều 6. Cơ chế công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình.
1. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện việc lựa chọn đối tượng doanh nghiệp thuộc diện cần hỗ trợ, khuyến khích nâng cao mức độ tuân thủ theo từng phạm vi, giai đoạn cụ thể để chủ động mời doanh nghiệp tham gia Chương trình.
2. Trường hợp đồng ý tham gia Chương trình, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp tổ chức thực hiện việc ký kết Biên bản ghi nhớ, công nhận tư cách thành viên Chương trình.
3. Cơ quan hải quan tổ chức các hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để ký kết Biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp đồng ý tham gia Chương trình về các cam kết đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong khuôn khổ Chương trình và theo quy định của pháp luật. Biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết là văn bản công nhận tư cách thành viên Chương trình của doanh nghiệp tham gia.
4. Trong quá trình thực hiện, cơ quan hải quan tiến hành thu hồi tư cách thành viên và các quyền lợi của doanh nghiệp tham gia chương trình trong các trường hợp sau:
a. Bị cơ quan hải quan đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường.
b. Bị xử lý về các hành vi vi phạm hải quan theo Phụ lục VI Thông tư 81/2014/TT-BTC ngày 15/11/2019.
c. Không thực hiện hoặc vi phạm các cam kết theo Biên bản ghi nhớ.
d. Không có ý thức hợp tác với cơ quan hải quan trong việc nâng cao tuân thủ, để xảy ra vi phạm sau khi cơ quan hải quan đã nhiều lần cảnh báo, nhắc nhở.
e. Các trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có văn bản xin không tiếp tục tham gia Chương trình.
5. Trường hợp doanh nghiệp sau khi bị thu hồi tư cách thành viên Chương trình có đơn đăng ký xin tham gia lại, cơ quan hải quan chỉ xem xét tiếp nhận sau 1 năm kể từ khi doanh nghiệp bị thu hồi tư cách thành viên. Việc công nhận lại tư cách thành viên trên cơ sở đánh giá quá trình tự khắc phục, sửa chữa các lỗi, vi phạm cam kết và quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp.”
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan hải quan đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường thì sẽ bị cơ quan hải quan thu hồi tư cách thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?