Thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khi nào?
Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 quy định tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông đã được cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông;
- Thực hiện không đúng với nội dung giấy phép viễn thông được cấp và gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Không triển khai đầy đủ trên thực tế cam kết triển khai mạng viễn thông hoặc không cung cấp dịch vụ viễn thông ra thị trường sau thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023;
- Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp 01 năm liên tục mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Tự nguyện hoàn trả giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Bị thu hồi toàn bộ tài nguyên tần số vô tuyến điện đã được cấp theo giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Viễn thông 2023 nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị thu hồi mà không sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp.
Thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khi nào? (Hình từ Internet)
Buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức đăng ký, thông báo quy định tại Điều 41 của Luật Viễn thông 2023 phải chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Thuộc trường hợp không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp;
- Không đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông đối với dịch vụ cung cấp theo hình thức đăng ký;
- Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông 01 năm liên tục mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông là gì?
Theo quy định tại Điều 41 của Luật Viễn thông 2023, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông được định nghĩa như sau:
- Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin về doanh nghiệp, loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp và việc đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của Chính phủ.
- Thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin về doanh nghiệp, loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp, các thông tin liên quan đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Trong đó, Chính phủ quy định chi tiết danh mục dịch vụ viễn thông áp dụng hình thức đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông; điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông đối với hình thức đăng ký; thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông khi nào?
Theo quy định tại Điều 43 của Luật Viễn thông 2023 quy định về phí quyền hoạt động viễn thông như sau:
Phí quyền hoạt động viễn thông
1. Phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông.
2. Tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp hằng năm theo mức cố định;
b) Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.
Vậy, doanh nghiệp có thể nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các thời gian sau đây:
- Nộp hằng năm theo mức cố định;
- Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền lương tháng CBCCVC khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 gồm các khoản nào? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất?
- Mẫu Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư để thực hiện dự án xây dựng? Tải mẫu?
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?