Thông tư 56/2022/TT-BTC: Hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thế nào?
Cách lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 56/2022/TT-BTC như sau:
- Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi ngân sách và cung cấp hoạt động dịch vụ thuộc phạm vị, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Điều 32 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trong đó:
+ Đối với dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; Căn cứ kết quả thực hiện năm trước; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của năm hiện hành; số lượng, khối lượng dịch vụ và yêu cầu nhiệm vụ của năm kể hoạch; định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc đơn giá dịch vụ (nếu có), đơn vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên. Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệp công chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và chưa có đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành, đơn vị lập dự toán kinh phí nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo số lượng, khối lượng và định mức chi theo chế độ hiện hành.
Kinh phí thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được lập dự toán trong phần kinh phi thường xuyên giáo tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, trong đó ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
Kinh phí giao nhiệm vụ được lập dự toán trong phần kinh phí thường xuyên không giao tự chủ (chi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao) theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11, điểm d khoản 1 Điều 15 và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
+ Đối với dự toán ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên giao tự chủ cho đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành;
+ Đối với dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và khoa học công nghệ;
+ Đối với dự toán thu, chi từ nguồn thu phí được để lại: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu chi theo quy định pháp luật về phí và lệ phí;
+ Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với từng nguồn kinh phí.
- Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đối với dự toán thu, chi cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước và các hoạt động dịch vụ khác: Đơn vị sự nghiệp công ty xây dựng kế hoạch, dự toán thu, chi thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.
Thông tư 56/2022/TT-BTC: Hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thế nào?
Hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 16 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo định kỳ
1. Đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ tự chủ tài chính định kỳ hàng năm phải báo cáo kết quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên (các bộ, cơ quan trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quản lý) để tổng hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP trước ngày 28 tháng 2 năm sau (theo Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại khoản 5 Điều 36 và khoản 5 Điều 37 Nghị định số 60/2002/NĐCP, gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 của năm sau (theo Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan trung ương và của địa phương để phục vụ cho công tác quản lý và báo cáo Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
4. Trong trường hợp Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể về thời hạn gửi báo cáo thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hàng năm quy định tại Thông tư này là tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/01 của năm sau.
Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực ngày nào?
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 56 thì Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022.
Ngoài ra, các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
- Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Thông tư 113/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC;
- Thông tư 90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Thông tư 145/2017/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?
- Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì?