Thông tư 54/2023/TT-BTC hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính?
Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 54/2023/TT-BTC về việc hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính.
Thông tư 54/2023/TT-BTC hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính.
Đối tượng áp dụng Thông tư 54/2023/TT-BTC là ai?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 54/2023/TT-BTC, đối tượng áp dụng hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính gồm có các cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tải chính từ Trung ương đến địa phương như sau:
- Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Tài chính, gồm:
+ Vụ, Cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính (gọi chung là cấp Trung ương); Vụ, Cục và tương đương thuộc Cơ quan các Tổng cục, gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (gọi chung là cấp Tổng cục).
+ Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp Cục).
+ Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp chỉ cục).
- Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân cấp huyện.
Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính? (Hình từ internet)
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính được xác định dựa trên nguyên tắc, căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 54/2023/TT-BTC, quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính được xác định dựa trên nguyên tắc, căn cứ như sau:
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc:
+ Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
+ Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
+ Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
- Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính:
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, khung năng lực như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 54/2023/TT-BTC, quy định như sau:
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm
...
2. Yêu cầu về trình độ, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính gồm:
a) Yêu cầu về trình độ: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.
b) Yêu cầu về năng lực: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.
Khung cấp độ của từng nhóm năng lực nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Theo đó, vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, khung năng lực như sau:
- Yêu cầu về trình độ: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.
- Yêu cầu về năng lực: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.
Khung cấp độ của từng nhóm năng lực nêu trên gồm:
- Nhóm năng lực chung;
- Nhóm năng lực chuyên môn;
- Nhóm năng lực quản lý.
Thông tư 54/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
Xem và tải nội dung chi tiết Thông tư 54/2023/TT-BTC tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?