Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học ra sao?
- Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên dự bị đại học như thế nào?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học như thế nào?
- Hệ số lương giáo viên dự bị đại học là bao nhiêu?
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học?
Ngày 28/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT áp dụng đối với giáo viên giảng dạy trong các trường dự bị đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên dự bị đại học).
Theo đó, mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học gồm có như sau:
- Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: v.07.07.19.
- Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: v.07.07.18.
- Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: v.07.07.17.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên dự bị đại học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên dự bị đại học gồm có như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục dự bị đại học.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học như thế nào?
(1) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: v.07.07.19:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng III như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông; hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
(2) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: v.07.07.18:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng II như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông; hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
(3) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: v.07.07.17
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng I như sau:
- Có bằng thạc sĩ trở lên các ngành lí luận và phương pháp dạy học, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc ngành quản lý giáo dục;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
Hệ số lương giáo viên dự bị đại học là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số v.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giáo viên dự bị đại học có hệ số lương như sau:
- Giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số v.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?