Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL về quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
- Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL về quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
- Thành lập Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL về quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
Tại Điều 1, 2 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
- Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (sau đây gọi là Hội đồng).
Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền quản lý nhà nước về điện ảnh, cơ quan, tổ chức của trung ương và địa phương sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim.
- Thành viên Hội đồng.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là dự án sản xuất phim).
Đồng thời tại Điều 10 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 01 năm 2024.
2. Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 01 năm 2024.
Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL về quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Hội đồng có chức năng tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt dự toán, quyết định thực hiện dự án sản xuất phim theo phương thức giao nhiệm vụ; tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện định giá của nhà nước theo quy định của pháp luật về giá, quyết định thực hiện dự án sản xuất phim theo phương thức đặt hàng.
- Hội đồng có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định và đánh giá Hồ sơ dự án sản xuất phim.
Thành lập Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ việc thành lập hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng, Thư ký Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng; cho thôi, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng, Thư ký, Tổ giúp việc Hội đồng.
- Cơ cấu của Hội đồng
+ Hội đồng có từ 05 (năm) thành viên trở lên, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên;
+ Căn cứ từng dự án sản xuất phim cụ thể, Chủ tịch Hội đồng có thể xem xét mời bổ sung chuyên gia tham gia Hội đồng theo hình thức vụ việc. Chuyên gia là người không liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim đang được xem xét lựa chọn. Ý kiến của chuyên gia được ghi trong Biên bản họp thẩm định của Hội đồng.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng
+ Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 (hai) năm;
+ Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim không thường xuyên theo năm thì Hội đồng thành lập và hoạt động theo vụ việc. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Chủ tịch Hội đồng
+ Hội đồng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp vụ, cục trở lên;
+ Hội đồng do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp thành lập: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của tổ chức;
+ Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập: Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo cấp sở trở lên.
- Thành viên Hội đồng
+ Thành viên Hội đồng gồm đại diện đơn vị quản lý tài chính và/hoặc đại 3 diện đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền; cơ quan quản lý dự án; chuyên gia. Đại diện cơ quan quản lý dự án có thể đồng thời là đại diện đơn vị quản lý tài chính hoặc đại diện đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đại diện cơ quan quản lý dự án đồng thời là chuyên gia thì không nhất thiết phải có chuyên gia riêng biệt;
+ Ủy viên Hội đồng có thể đồng thời là Thư ký Hội đồng.
- Cơ quan thường trực của Hội đồng
+ Cơ quan thường trực của Hội đồng do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
+ Cơ quan thường trực của Hội đồng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập là Vụ Kế hoạch, Tài chính.
- Thư ký Hội đồng làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng.
- Tổ giúp việc Hội đồng
+ Tổ giúp việc Hội đồng có từ 03 (ba) thành viên trở lên bao gồm tổ trưởng và các tổ viên, làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng;
+ Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng gồm: đại diện đơn vị quản lý tài chính và/hoặc đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý dự án và chuyên gia sản xuất phim (nếu cần thiết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?