Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thế nào?
- Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thế nào?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như thế nào?
- Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực khi nào?
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thế nào?
Ngày 17/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với:
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên hệ tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc
1. Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
5. Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, quy định Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?