Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2016/TT-NHNN về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNN?
- Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2016/TT-NHNN về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNN?
- Nguyên tắc môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như thế nào?
- Thông tư 02/2024/TT-NHNN có hiệu lực khi nào?
Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2016/TT-NHNN về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNN?
Ngày 15/5/2024, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 02/2024/TTNHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-NHNN về đối tượng áp dụng: Khách hàng được môi giới tiền tệ (khách hàng) là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo ngân hàng nhà nước việc điều chỉnh đối tượng áp dụng (bỏ tổ chức tài chính khác không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) để phù hợp với quy định về môi giới tiền tệ tại khoản 20 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024:
"Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".
Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-NHNN về phạm vi môi giới tiền tệ. Theo đó, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Thông tư 02/2024/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-NHNN về phương thức môi giới tiền tệ:
Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ với khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2016/TT-NHNN về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNN? (Hình từ internet)
Nguyên tắc môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-NHNN quy định nguyên tắc môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như sau:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
- Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
- Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
+ Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
+ Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.
Thông tư 02/2024/TT-NHNN có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-NHNN quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Đối với các hợp đồng môi giới tiền tệ đã ký kết trước thời điểmThông tư này có hiệu lực, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính khác tiếp tục thực hiện các nội dụng ghi trong hợp đồng môi giới tiền tệ tại thời điểm ký hợp đồng môi giới tiền tệ đó cho đến khi kết thúc thời hạn của hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thông tư 02/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?