Thông tin về sự cố thảm họa được quy định như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023 và có nội dung ra sao?
Thông tin về sự cố thảm họa được quy định như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Thông tin về sự cố, thảm họa
1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, trong phòng thủ dân sự việc thông tin về sự cố, thảm họa được quy định cụ thể như sau:
- Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương.
- Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
- Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa;
- Dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
- Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Thông tin về sự cố thảm họa được quy định như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023 và có nội dung ra sao?
Chiến lược phòng thủ dân sự quốc gia được xây dựng bao nhiêu năm một lần?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
1. Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.
2. Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
3. Nội dung Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
4. Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự.
Như vậy, đối với chiến lược phòng thủ dân sự quốc gia được xây dựng theo chu kỳ là 10 năm và tầm nhìn 20 năm, được cập nhật, điều chỉnh định kỳ là 5 năm hoặc khi có xảy ra sự cố, thảm họa hoặc chiến tranh.
Việc dự trữ thuốc chữa bệnh và nước uống được áp dụng vào phòng thủ dân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh cụ thể như sau:
Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh
1. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh bao gồm:
a) Triển khai hệ thống đài quan sát, thông báo, báo động và cảnh báo;
b) Tổ chức sơ tán người, tài sản;
c) Cất giấu trang thiết bị vào các công trình ngầm, hang, động;
d) Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nước uống;
đ) Xây dựng bổ sung hầm ẩn nấp, công trình ngầm, công trình phòng, tránh kết hợp với ngụy trang, nghi binh; triển khai mục tiêu giả, hạn chế ánh sáng, tiếng động vào ban đêm;
e) Khắc phục, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Căn cứ tình hình thực tế, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 và khoản 1 Điều 25 của Luật này, biện pháp quy định
Như vậy, đối với việc dự trữ thuốc chữa bệnh và nước uống được áp dụng vào phòng thủ dân sự khi có chiến tranh xảy ra.
Ngoài ra, không chỉ dự trữ thuốc chữa bệnh và nước uống mà lương thực, thực phẩm cũng cần phải được dự trữ trong trường hợp này.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?