Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước cung cấp có phải là bí mật nhà nước không?
- Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền do ai thực hiện?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chuyển giao thông tin cho cơ quan có thẩm quyền khi nghi ngờ giao dịch trong thời gian bao lâu?
- Việc trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền có phải bí mật nhà nước không?
Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 41 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là chủ thể thực hiện thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền.
Pháp luật cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Còn tổ chức, cá nhân có liên quan khác thì có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu.
Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước cung cấp có phải là bí mật nhà nước không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chuyển giao thông tin cho cơ quan có thẩm quyền khi nghi ngờ giao dịch trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 42 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
1. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc xác minh, điều tra, truy tố, xét xử.
Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền là bí mật nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin với các Bộ, ngành có liên quan nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, để phục vụ việc xác minh, điều tra, truy tố, xét xử, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch trong thời hạn 07 ngày làm việc.
Việc trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi yêu cầu đến cơ quan phòng, chống rửa tiền và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để thu thập, bổ sung thông tin phục vụ cho việc xử lý, phân tích và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; tiếp nhận thông tin phản hồi, thông tin chuyển giao của cơ quan phòng, chống rửa tiền, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và xử lý thông tin nhận được theo quy định của Luật này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài với mục đích phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền và cung cấp thông tin phản hồi.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp, chuyển giao thông tin cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của Luật này.
4. Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi, cung cấp, chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài là bí mật nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể gửi yêu cầu đến cơ quan phòng, chống rửa tiền và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để thu thập, bổ sung thông tin phục vụ cho việc xử lý, phân tích và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; tiếp nhận thông tin phản hồi, thông tin chuyển giao của cơ quan phòng, chống rửa tiền, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và xử lý thông tin nhận
Ngoài ra, theo cơ chế phối hợp thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài với mục đích phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền và cung cấp thông tin phản hồi.
Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền có phải bí mật nhà nước không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
1. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc xác minh, điều tra, truy tố, xét xử.
Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền là bí mật nhà nước.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 43 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
...
4. Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi, cung cấp, chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài là bí mật nhà nước.
Theo đó, thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền được quy định là bí mật nhà nước.
Luật phòng, chống rửa tiền 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?