Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh?
Thông điệp dữ liệu là gì?
Thông điệp dữ liệu được định nghĩa là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005.
Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh? (Hình ảnh từ Internet)
Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005, giá trị chứng cứ của thông điệp giữ liệu được quy định như sau:
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Theo đó, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định thông qua độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn; cách thức xác định của người khởi tạo và các yêu tố phù hợp khác.
Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh?
Theo đề xuất tại Điều 12 Dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) Tải có nội dung đề cập về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu như sau:
Thông điệp có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Thông điệp dữ liệu có thể được dùng làm chứng cứ. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
3. Thông điệp dữ liệu có mức độ tin cậy cấp 3, cấp 4 mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh.
Mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu được đề xuất quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) Tải, cụ thể:
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
1. Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định dựa trên mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu.
2. Các mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu theo thứ tự từ thấp đến cao, gồm:
a) Cấp 1: Thông điệp dữ liệu không có thông tin về người gửi hoặc tạo và không có khả năng xác minh, chứng thực được tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu;
b) Cấp 2: Thông điệp dữ liệu không có thông tin hoặc có nhưng không được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email;
c) Cấp 3: Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email; Thông điệp dữ liệu có sự bảo đảm từ phía cá nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng, phương tiện điện tử nhằm chứng thực cho việc kiểm soát được tính toàn vẹn của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu trong quá trình từ lúc khởi tạo, gửi và lưu trữ trên hệ thống thì được công nhận có mức độ tin cậy cấp 3;
d) Cấp 4: Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính an toàn của thông điệp dữ liệu được chứng thực bằng phương tiện chứng thực điện tử an toàn cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực được cấp phép hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp hoặc được chứng thực và lưu trữ trong hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu hợp pháp thì được công nhận có mức độ tin cậy cấp 4.
Theo quy định trên, chỉ thông điệp dữ liệu có độ tin cậy cấp 3, cấp 4 thì mới được mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh, bao gồm những thông điệp dữ liệu sau:
- Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email; Thông điệp dữ liệu có sự bảo đảm từ phía cá nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng, phương tiện điện tử nhằm chứng thực cho việc kiểm soát được tính toàn vẹn của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu trong quá trình từ lúc khởi tạo, gửi và lưu trữ trên hệ thống;
- Và thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính an toàn của thông điệp dữ liệu được chứng thực bằng phương tiện chứng thực điện tử an toàn cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực được cấp phép hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp hoặc được chứng thực và lưu trữ trong hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu hợp pháp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?