Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là bao nhiêu năm? Trường hợp nào tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Theo như quy định trên thì trong vòng 5 năm kể từ ngày mà bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự có hiệu lực.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là bao nhiêu năm? Trường hợp nào tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự? (Hình ảnh Internet)
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự phải có những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Theo đó, đơn yêu cầu thi hành án dân sự bắt buộc phải có những nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
Trường hợp nào tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự?
Căn cứ vào Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, việc cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ được thực hiện trong trường hợp hết thời hạn thi hành án nhưng người hành án vẫn không tự nguyện thi hành án thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về ngày Tết lớp 6 ngắn gọn chi tiết? Yêu cầu cần đạt về viết ngữ văn lớp 6 theo Chương trình mới như thế nào?
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân do ai ký chứng thực? Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi nào?
- Đảm bảo công chức, viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng Tết; chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH
- Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng?