Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là bao lâu? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ tuyển chọn công dân vào công an nhân dân?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ tuyển chọn công dân vào công an nhân dân?
- Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là bao lâu?
- Nguyên tắc tuyển chọn công dân vào công an nhân dân là gì?
- Hồ sơ đăng ký dự tuyển vào công an nhân dân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ tuyển chọn công dân vào công an nhân dân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định như sau:
Quản lý hồ sơ tuyển chọn
1. Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cá nhân của cán bộ. Mọi diễn biến trong quá trình công tác của cán bộ từ khi được tạm tuyển, tuyển chọn đến khi thôi phục vụ đều phải được lưu vào hồ sơ cán bộ. Việc lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các trường hợp hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn không được nhận lại hồ sơ tuyển chọn. Công an đơn vị, địa phương lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Như vậy theo quy định trên công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm quản lý hồ sơ tuyển chọn công dân vào công an nhân dân.
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là bao lâu? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ tuyển chọn công dân vào công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định như sau:
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu và báo cáo kết quả tuyển chọn
1. Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là 12 tháng, kể từ ngày ban hành thông báo của Cục Tổ chức cán bộ. Sau thời gian này, Công an đơn vị, địa phương tuyệt đối không được tuyển chọn theo chỉ tiêu đã thông báo. Trường hợp vì lý do khách quan (phải kéo dài thời gian thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn bằng đối với người dự tuyển) Công an đơn vị, địa phương trao đổi và được sự thống nhất bằng văn bản của Cục Tổ chức cán bộ trước khi tiếp tục thực hiện. Thời gian gia hạn trong trường hợp này không quá 02 tháng và chỉ được gia hạn một lần.
2. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày công bố các quyết định tạm tuyển, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, Công an đơn vị, địa phương phải báo cáo kết quả tuyển chọn về Cục Tổ chức cán bộ để phục vụ công tác quản lý.
Như vậy theo quy định trên thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là 12 tháng, kể từ ngày ban hành thông báo của Cục Tổ chức cán bộ.
Nguyên tắc tuyển chọn công dân vào công an nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định nguyên tắc tuyển chọn công dân vào công an nhân dân như sau:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Công an nhân dân.
- Bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và bình đẳng giới.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy và thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương.
- Đúng chức danh, vị trí công việc và đủ điều kiện, tiêu chuẩn; bảo đảm tính cạnh tranh, số lượng người dự tuyển ở mỗi chỉ tiêu phải cao hơn ít nhất hai lần so với chỉ tiêu cần tuyển.
- Có chính sách ưu tiên hợp lý trong tuyển chọn đối với người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; người có tài năng; người dân tộc thiểu số; đối tượng chính sách.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển vào công an nhân dân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký dự tuyển vào công an nhân dân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
- Đơn tự nguyện phục vụ trong Công an nhân dân;
- Bản Lý lịch tự khai (theo mẫu của Bộ Công an) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản sao (có chứng thực) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa;
Trường hợp văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
- Giấy chứng nhận Đoàn viên, Đảng viên (nếu có);
- Bản sao (có chứng thực) xác nhận đối tượng tại các điểm d, đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 55/2019/TT-BCA;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định;
- Ảnh 4cm x 6cm: 04 ảnh màu chụp trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, bổ sung các giấy tờ sau:
- Bản Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác, làm việc;
- Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác;
- Bản sao các quyết định về xếp lương, nâng bậc lương của cơ quan tổ chức có thẩm quyền;
- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xe tập lái mới nhất hiện nay? Tải mẫu? Xe tập lái của cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng điều kiện gì?
- Khai bút đầu năm 2025 ngày nào tốt, nên viết gì? Khai bút đầu năm 2025 cho học sinh? Nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?
- Cán bộ công chức nào được thưởng Tết theo Nghị định 73? Xử lý như thế nào khi đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng Tết?
- Mức tiền thưởng Tết Âm lịch của công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu? Tiền thưởng Tết có đóng thuế không?
- Đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP về thu hút nhân tài? Tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng chính sách này?