Thời gian xây dựng chương trình công tác của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Thời gian xây dựng chương trình công tác của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
a) Xây dựng Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 78 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.
b) Căn cứ nghị quyết hội nghị người lao động và quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước và thông báo đến ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.
Theo như quy định trên, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm
Lưu ý:
- Xây dựng Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ:
+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
+ Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
+ Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
+ Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
+ Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
+ Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
- Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.
Thời gian xây dựng chương trình công tác của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là khi nào? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
....
3. Chế độ báo cáo
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.
Theo như quy định trên, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu
Đồng thời, ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động
Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.
- Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.
- Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản khai cá nhân Đề nghị bổ sung hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290 mới nhất là mẫu nào?
- Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm?
- Trừ 10 điểm giấy phép lái xe khi nồng độ cồn 2025 ở mức bao nhiêu theo Nghị định 168? Điểm giấy phép lái xe là gì?
- Lỗi không có bảo hiểm xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Phí bảo hiểm xe máy năm 2025 là bao nhiêu?
- Kiểm định khí thải là gì? Mức phạt không có giấy chứng nhận kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu?