Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị năm 2022?

Tôi đang có ý định đăng ký đi sĩ quan dự bị. Tôi muốn biết chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như thế nào? Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Cảm ơn!

Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như thế nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (khoản 1, khoản 3 Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) quy định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như sau:

- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;

- Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;

- Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

- Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

- Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.

Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như thế nào?

Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị? (Hình từ internet)

Căn cứ tính thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị?

Căn cứ để tính thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ. Theo đó, Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ.

Căn cứ Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:

Thiếu úy lên Trung úy

2 năm

Trung úy lên Thượng úy

3 năm

Thượng Úy lên Đại úy

3 năm

Đại úy lên Thiếu tá

4 năm

Thiếu tá lên Trung tá

4 năm

Trung tá lên thượng tá

4 năm

Thượng tá lên Đại tá

4 năm

- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

- Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Do đó, dựa vào thời gian trên chỉ cần cộng thêm 2 năm sẽ ra thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị.

Quyền lợi và trách nhiệm của sĩ quan dự bị?

Căn cứ Điều 42 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định quyền lợi của sĩ quan dự bị như sau:

- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;

- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;

- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Căn cứ Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định trách nhiệm của sĩ quan dự bị như sau:

- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;

- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.

Sĩ quan dự bị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị bao gồm những gì?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị?
Pháp luật
Sĩ quan dự bị là gì? Kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị do cơ quan nào xây dựng? Được trình cho ai?
Pháp luật
Năm 2024, khi nào sĩ quan dự bị lên sĩ quan chính thức? Lương sĩ quan chính thức trước và sau cải cách ra sao?
Pháp luật
Mẫu tờ khai cấp Thẻ sĩ quan dự bị được quy định thế nào? Dữ liệu in Thẻ sĩ quan dự bị do đơn vị nào quản lý?
Pháp luật
Sĩ quan giải ngạch sĩ quan dự bị trong trường hợp nào? Ai có quyền quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị?
Pháp luật
Đang trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển viên chức thì có được xin nghỉ không?
Pháp luật
Khi nào thì gọi đào tạo sĩ quan dự bị? Cơ quan nào tuyển chọn gọi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phong quân hàm của sĩ quan dự bị? Học viên học sĩ quan dự bị được đào tạo từ viên chức lên thì việc phong quân hàm sẽ như thế nào?
Pháp luật
Đào tạo sĩ quan dự bị thì tuyển chọn những đối tượng như thế nào? Gọi đào tạo sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của ai?
Pháp luật
Đối tượng nào được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị? Trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sĩ quan dự bị
24,165 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan dự bị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan dự bị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào