Thời gian giao quyền tự chủ tài chính theo phương án đối với đơn vị sự nghiệp công là bao lâu?
- Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam như thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo phương án tự chủ tài chính sẽ bị xử lý thế nào?
- Thời gian giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công là bao lâu?
Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 9 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định về việc giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam như sau:
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:
+ Căn cứ nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Trên cơ sở đó, gửi Bộ Tài chính phương án phân loại mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc theo phương án xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị;
+ Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đề xuất phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính cao hơn mức tự chủ tài chính tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đảm bảo phù hợp;
+ Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ra quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trong đó xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ theo quy định; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực khác: Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời gian giao quyền tự chủ tài chính theo phương án đối với đơn vị sự nghiệp công là bao lâu?
Đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo phương án tự chủ tài chính sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 9 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:
- Khi rà soát phương án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trường hợp đơn vị hoạt động không hiệu quả, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .
Tại khoản 6 Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công
...
6. Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo phương án tự chủ tài chính thì sẽ bị cơ quan quản lý cấp trên thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể.
Thời gian giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 9 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:
- Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.
- Năm cuối của mỗi thời kỳ ổn định, các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo để xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch;
- Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, vào quý I của năm tiếp theo, đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định.
- Trình tự xem xét, phân loại và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Điều này.
Như vậy, thời gian giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công là 5 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?