Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang như thế nào theo quy định mới tính từ ngày 01/12/2023?
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang được quy định như thế nào từ ngày 01/12/2023?
Tại Điều 36 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có quy định dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang như sau:
Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang
1. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu, trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp trong khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (trường hợp trong ga) phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
2. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang, thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 05 phút trên đường ngang cấp III trừ đường ngang theo quy định của pháp luật về giải quyết sự cỗ, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
Theo đó, trừ đường ngang về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang từ ngày 01/12/2023 được quy định như sau:
- Đối với đường ngang cấp 1, cấp 2: Không được vượt quá 03 phút.
- Đối với đường ngang cấp 3: Không được vượt quá 05 phút.
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang như thế nào theo quy định mới tính từ ngày 01/12/2023? (Hình từ Internet)
Việc dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang được thực hiện ra sao theo quy định mới?
Từ ngày 01/12/2023, việc dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang được quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:
- Không được quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang.
- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa trên xe bị rơi, đổ không thể di chuyển ngay ra khỏi phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang, người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra khỏi phạm vi này.
Trường hợp điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hóa cách mép ngoài của ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,75 mét (m), người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại; đồng thời, phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra cách mép ngoài của ray ngoài cùng tối thiểu 1,75 mét (m).
Biện pháp dừng tàu trước chướng ngại theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư 29/2023/TT-BGTVT.
Xem chi tiết biện pháp dừng tàu trước chướng ngại vật theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư 29/2023/TT-BGTVT
Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ đối với đường ngang được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:
Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ
1. Đối với đường ngang có người gác:
a) Biển ngừng:
Không đặt biển ngừng trên đường sắt tại đường ngang trong trường hợp đường ngang đã được lắp tín hiệu ngăn đường hoặc đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);
Trường hợp còn lại, đặt “Biển ngừng” trên đường sắt phía nhà gác đường ngang, vị trí đặt cách mép đường bộ trở ra tối thiểu 03 mét (m) để ngăn tàu đi vào đường ngang khi chắn đường ngang chưa đóng hoàn toàn;
b) Tùy theo góc giao giữa đường sắt và đường bộ, đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc biển “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;
c) Đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.
2. Đối với đường ngang không có người gác, ngoài việc đặt biển báo hiệu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này, phải đặt các biển sau:
a) Trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt: đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” đối với đường ngang có cần chắn tự động; đặt biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” đối với đường ngang không có cần chắn tự động;
b) Biển “Dừng lại” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt đối với đường ngang biển báo.
3. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”.
4. Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Như vậy, hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ đối với đường ngang được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Lưu ý: Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023 và thay thế Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
- Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
- Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?