Thời gian báo cáo kết quả thanh tra theo Luật Thanh tra 2022 có thể kéo dài tối đa bao nhiêu ngày?
Ai là người thực hiện báo cáo kết quả thanh tra? Người báo cáo kết quả thanh tra có phải là người tiến hành thanh tra?
Căn cứ vào nội dung tại khoản 1 Điều 73 Luật Thanh tra 2022 thì báo cáo kết quả thanh tra được xây dựng bởi Trưởng đoàn thanh tra.
Theo khoản 3 Điều 52 Luật Thanh tra 2022 có quy định về Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Đồng thời, tại khoản 16 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 xác định về người tiến hành thanh tra như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Như vậy, theo như những quy định nêu trên, người lập báo cáo kết quả thanh tra là Trưởng đoàn thanh tra, đồng thời cũng là người tiến hành thanh tra.
Thời gian báo cáo kết quả thanh tra theo Luật Thanh tra 2022 có thể kéo dài tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Quy định về báo cáo kết quả thanh tra theo Luật Thanh tra 2022 ra sao?
Theo khoản 1 Điều 73 Luật Thanh tra 2022, khoản 2 Điều 73 Luật Thanh tra 2022 và khoản 3 Điều 73 Luật Thanh tra 2022 quy định về báo cáo kết quả thanh tra sau khi kết thúc cuộc thanh tra như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra
1. Sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra gửi đến người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau (nếu có) giữa thành viên khác của Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;
d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có).
2. Trường hợp qua thanh tra phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì trong báo cáo kết quả thanh tra còn phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng, tiêu cực.
3. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả.
Như vậy, việc báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện theo những nội dung quy định như trên.
Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra là bao lâu?
Thời gian báo cáo kết quả thanh tra được quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Thanh tra 2022:
Báo cáo kết quả thanh tra
...
4. Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp và được quy định như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;
c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
Theo đó, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được xác định cụ thể như sau:
- Tối đa 30 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành.
Có thể kéo dài thêm 15 ngày cho những cuộc thanh tra phức tạp.
- Tối đa 20 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành.
Có thể kéo thêm 10 ngày cho những cuộc thanh tra phức tạp.
- Tối đa 15 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnhThanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành.
Có thể kéo thêm 05 ngày cho những cuộc thanh tra phức tạp.
Như vậy, thời gian báo cáo kết quả thanh tra có thể kéo dài tối đa 45 ngày trong trường hợp: Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành và có tính chất phức tạp.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?