Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu những loại thuế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
...
c) Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó, Hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu những loại thuế gồm:
- Thuế xuất khẩu,
- Thuế nhập khẩu,
- Thuế tự vệ,
- Thuế chống bán phá giá,
- Thuế chống trợ cấp,
- Thuế tiêu thụ đặc biệt,
- Thuế bảo vệ môi trường,
- Thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý, trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
...
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đồng thời, tại Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định thời gian nộp tờ khai hải quan như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Theo đó, thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
...
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 22 Luật Hải quan 2014 có quy định như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
Như vậy, địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?