Thời điểm, trình tự phân loại nợ của Ngân hàng thương mại từ ngày 01/7/2024 theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN thế nào?
Thời điểm, trình tự phân loại nợ của Ngân hàng thương mại từ ngày 01/7/2024 theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về thời điểm, trình tự phân loại nợ như sau:
(1) Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 31/2024/TT-NHNN để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
(2) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tự phân loại và cung cấp cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(3) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
(4) Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Thời điểm, trình tự phân loại nợ của Ngân hàng thương mại từ ngày 01/7/2024 theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc tự phân loại nợ đối với khoản nợ phát sinh từ hoạt động bao thanh toán ra sao?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc tự phân loại nợ đối với khoản nợ phát sinh từ hoạt động bao thanh toán như sau:
(1) Đối với bao thanh toán bên mua hàng, bao thanh toán bên bán hàng không có cam kết hoàn trả:
Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại khoản bao thanh toán như một khoản cho vay đối với bên mua hàng căn cứ tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán của bên mua hàng theo hợp đồng bao thanh toán;
(2) Đối với bao thanh toán bên bán hàng có cam kết hoàn trả:
Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại khoản bao thanh toán như là một khoản cho vay đối với bên bán hàng căn cứ tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán của bên bán hàng theo hợp đồng bao thanh toán.
Yêu cầu về nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Được áp dụng thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;
- Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;
- Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;
- Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;
- Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;
- Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;
- Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động thể dục thể thao nào được tổ chức trong Ngày 20 11? Có phải là dịp thầy cô kể lại những kỷ niệm trong nghề không?
- Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất có phải nộp tiền sử dụng đất?
- Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
- Bán kết Miss Universe 2024 vào ngày nào? Bán kết Miss Universe 2024 diễn ra lúc mấy giờ? Hồ sơ, thủ tục dự thi hoa hậu quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
- Bãi đỗ xe là gì? Đơn vị kinh doanh bãi đỗ xe có phải niêm yết công khai giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe không?