Thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như thế nào? Tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp nào?

Cho tôi hỏi: Thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như thế nào? Tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp nào? Câu hỏi của chị Ân đến từ Bình Phước.

Thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Nghiệm thu trồng rừng
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.
4. Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, cụ thể:
a) Đối với rừng trồng tập trung thuần loài: lập ô tiêu chuẩn hình tròn có diện tích tối thiểu là 100 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: tối thiểu 20 ô tiêu chuẩn.
b) Đối với rừng trồng tập trung hỗn giao: lập ô tiêu chuẩn hình vuông có diện tích tối thiểu 500 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 5 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 10 ô tiêu chuẩn.
c) Đối với rừng trồng hỗn giao theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng;
d) Đối với rừng trồng hỗn giao theo đám: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số đám trồng rừng cải tạo trong lô. Trường hợp đám trồng có diện tích dưới 1000 m2 tiến hành đếm số lượng cây trên toàn bộ đám trồng. Trường hợp diện tích đám trồng lớn hơn 1000 m2 lập ô tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp số đám trồng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 đám.

Như vậy theo quy định trên thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như sau:

- Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.

- Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.

Thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như thế nào? Tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp nào?

Thời điểm nghiệm thu trồng rừng được xác định như thế nào? Tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.

Như vậy theo quy định trên thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được xác định như sau:

- Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật.

- Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.

Tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Nghiệm thu bảo vệ rừng
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành vào cuối năm kế hoạch.
2. Chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán.
3. Phương pháp tiến hành: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:
a) Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc;
b) Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật...), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng bằng phương pháp kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:

- Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc.

- Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật...), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ.

Nghiệm thu trồng rừng
Bảo vệ rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng là gì? Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Pháp luật
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị quyết 29/NQ-CP 2024 quy định Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 ra sao?
Pháp luật
Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
Pháp luật
Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Pháp luật
Có biến động về diện tích rừng nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ rừng có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đào phá đường lâm nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghiệm thu trồng rừng
3,820 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghiệm thu trồng rừng Bảo vệ rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghiệm thu trồng rừng Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào