Thí sinh cần lưu ý những gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM?
Thí sinh cần lưu ý những gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM?
Ngày 20 tháng 3 năm 2024, Đại học Quốc gia TP. HCM đã có Quyết định 23/QĐ-HĐTĐGNL tải quy định đối với thí sinh khi đi thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Trong đó có một số điều quan trọng mà thí sinh cần lưu ý như sau:
- Có mặt tại phòng thi đánh giá năng lực đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi;
+ Mang theo đầy đủ các giấy tờ theo quy định ghi trong giấy báo dự thi, và xuất trình giấy tờ tùy thân mà thí sinh đã sử dụng để đăng ký dự thi như: CMND, CCCD, Hộ chiếu
(Thí sinh không mang theo các giấy tờ tùy thân theo quy định nêu trên sẽ không được tham gia kỳ thi)
+ Trường hợp thí sinh không mang theo Giấy báo dự thi, thí sinh phải có mặt tại Phòng Hội đồng thi trước giờ tập trung thí sinh tối thiểu 30 phút để làm các thủ tục cần thiết. Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, thông tin liên lạc (email, số điện thoại, địa chỉ) trong danh sách dự thi và giấy báo dự thi, thí sinh phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) trước giờ thi để xử lý kịp thời.
- Chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của Cán bộ coi thi.
Thí sinh đến cửa phòng thi sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài 15 phút (sau 08h45) sẽ không được dự thi.
- Tuân thủ quy định khi vào phòng thi và trong phòng thi:
+ Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi. Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát.
+ Trước khi rời phòng thi, thí sinh cần nộp lại cho cán bộ coi thi toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi, giấy nháp đã được phát. Trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do trưởng điểm thi quyết định.
+ Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay. Phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi (đủ số trang) và giấy nháp (đủ số lượng được phát) cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai danh sách dự thi.
+ Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp đủ phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi, giấy nháp và ký xác nhận vào danh sách phòng thi. Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi, giấy nháp của cả phòng thi và cho phép ra về.
Thí sinh cần lưu ý những gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM? (Hình từ Internet)
Cấu trúc bài thi ĐGNL đợt 1 năm 2024 gồm những gì?
Cấu trúc bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề, nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Cụ thể như sau:
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)
- Tiếng Việt (20 câu): Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan, gồm các phần:
+ Hiểu biết văn học;
+ Sử dụng tiếng Việt;
+ Đọc hiểu văn bản.
- Tiếng Anh (20 câu): Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:
+ Lựa chọn cấu trúc câu;
+ Nhận diện lỗi sai;
+ Đọc hiểu câu;
+ Đọc hiểu đoạn văn;
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu): Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu:
- Toán học;
- Tư duy logic;
- Phân tích số liệu.
Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu): Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử):
- Lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lí, sinh học);
- Lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử).
Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm/120 câu hỏi, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần Giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Bài thi chú trọng đánh giá năng lực suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Việc tham dự kỳ thi ĐGNL sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Nguồn từ: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên bao gồm:
- Công bằng đối với thí sinh
- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Minh bạch đối với xã hội
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết? Bài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày tết? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ viễn thông có bao gồm dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng theo quy định pháp luật viễn thông?
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tách công ty mới nhất?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?