Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
- Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
- Độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được đo bằng thiết bị gì?
- Các bước đo độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được tiến hành như thế nào?
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 22:2016/BYT quy định độ rọi hay độ chiếu sáng (illuminance): Là độ sáng của một vật được một chùm sáng chiếu vào, đơn vị là Lux. 1 Lux là độ sáng của một vật được một nguồn sáng ở cách xa 1m có quang thông bằng 1 Lumen chiếu trên diện tích bằng 1m2.
Thêm vào đó, tại tiểu mục 2 Mục 1 Phần II Quy chuẩn Việt Nam QCVN 22:2016/BYT quy định độ rọi chiếu sáng tối thiểu đối với văn phòng, công sở như sau:
Văn phòng, công sở
Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy: 300
Phòng đánh máy, xử lý dữ liệu: 500
Phòng vẽ kỹ thuật: 750
Thiết kế vi tính: 500
Phòng họp, hội nghị: 300
Bàn tiếp dân: 300
Phòng lưu trữ: 200
Như vậy, theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là 300 lux.
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux? (Hình từ Internet)
Độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được đo bằng thiết bị gì?
Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT có quy định phương pháp xác định mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Xác định chiếu sáng theo TCVN 5176:1990 Chiếu sáng nhân tạo - Phương pháp đo độ rọi.
Bên cạnh đó, tại Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5176:1990 có quy định về thiết bị đo độ rọi như sau:
Thiết bị
1.1. Để đo độ rọi cần sử dụng Luxmet : Có sai số không lớn hơn 10%
- Có độ nhạy phổ phù hợp với quang phổ của nguồn sáng tương ứng;
- Làm việc ở điều kiện khí hậu tương ứng với yêu cầu của Luxmet;
- Có tế bào quang điện và dụng cụ đo đã được kiểm định.
1.2. Để đo điện áp nguồn cần sử dụng Vônmet có cấp chính xác không thấp hơn l.5.
Như vậy, độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được đo bằng thiết bị Luxmet có sai số không lớn hơn 10%.
- Có độ nhạy phổ phù hợp với quang phổ của nguồn sáng tương ứng;
- Làm việc ở điều kiện khí hậu tương ứng với yêu cầu của Luxmet;
- Có tế bào quang điện và dụng cụ đo đã được kiểm định.
Ngoài ra, để đo điện áp nguồn cần sử dụng Vônmet có cấp chính xác không thấp hơn l.5. quy chuẩn việt nam
Các bước đo độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được tiến hành như thế nào?
Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5176:1990 có quy định các bước đo độ rọi chiếu sáng duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đo
- Trước khi tiến hành đo cần lựa chọn những điểm kiểm tra đề đo độ rọi và đánh dấu chúng trên sơ đồ của phòng (hoặc trên sơ đồ thực tế của thiết bị chiếu sáng) có chỉ rõ vị trí của các đèn điện.
- Các điềm kiểm tra để đo độ rọi phải bố trí ở trung tâm của phòng, ở cạnh tường, phía dưới đèn điện, giữa các đèn điện và giữa các dãy của chúng.
- Để đo độ rọi trục cần chọn các điểm kiểm tra phân bố đều phía dưới đèn điện, giữa chúng và trên trục dọc chính của phòng ở độ cao l,5m so với nền nhà và cách tường nhà không nhỏ hơn lm.
- Số lượng các điểm kiêm tra để đo độ rọi đối với chiếu sáng làm việc và khi đo độ rọi trụ không được nhỏ hơn 5.
- Các điểm kiểm tra để đo độ rọi đối với chiếu sáng sự cố cần bố trí tại chỗ làm việc phù hợp với độ rọi quy định đối với loại này.
Các điểm kiểm tra để đo độ rọi đối với chiếu sáng đề phân tán người, phải bố trí trên sàn nhà trên đường phân tán người từ trong phòng.
- Độ rọi cần được đo trên mặt phẳng tương ứng với mặt phẳng quy định hoặc trên bề mặt công tác của thiết bị.
- Trước khi tiến hành đo độ rọi cần phải thay thế tất cả các bóng đèn đã cháy và phải lau chùi sạch các đèn điện.
Trong trường hợp ngược lại phải ghi nhận đìêu này trong biên bản đo.
Bước 2: Tiến hành đo
- Đối với chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố độ rọi cần được đo vào lúc tối. Khi thỏa mãn điều kiện: tỉ số giữa độ rọi tự nhiên và độ rọi do chiếu sáng nhân tạo không lớn hơn 0,1.
Đối với chiếu sáng đề phân tán người thì cần đo đội rọi khi giá trị độ rọi tự nhiên không lớn hơn 0,1lux.
- Khi đo phải tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Bóng của người tiến hành đo độ rọi không được in lên tế bào quang điện của Luxmet ;
+ Nếu trong thực tế chỗ làm việc bị che tối bởi chính người công nhân hay chi tiết nhô cao của thiết bị thì cũng cần đo độ rọi trong điều kiện thực tế này;
+ Các thiết bị đo phải bố trí ở tư thế làm việc;
+ Không được phép có gần dụng cụ đo những vật nhiễm từ lớn hoặc những trường từ;
+ Cần kiểm tra giá trị điện áp lưới khi bắt đầu đo và kết thúc đo.
- Đối với chiếu sáng hỗn hợp thì đầu tiên đo đội rọi do các đèn điện chiếu sáng chung sau đó thắp sáng các đèn điện chiếu sáng cục bộ ở vị trí làm việc và đo độ rọi tôn do đèn điện chiếu sáng chung và đèn điện chiếu sáng cục bộ.
Vị trí làm việc của đèn điện chiếu sáng cục bộ do người công nhân xác định.
- Để xác định độ rọi trụ tại mỗi điểm kiểm tra cần tiến hành 4 phép đo độ rọi theo phương thẳng đứng trong các mặt phẳng vuông góc với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?