Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc công khai thông tin được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc công khai thông tin được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, việc công khai thông tin được thực hiện thông qua các hình thức tại xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Công khai thông tin tại xã, phường, thị trấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định, có 10 hình thức công khai thông tin trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, bao gồm:
(1) Niêm yết thông tin;
(2) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
(3) Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có);
(4) Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân;
(5) Gửi văn bản đến công dân;
(6) Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;
(7) Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
(8) Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở;
(9) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;
(10) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
2. Công khai thông tin tại cơ quan, đơn vị
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định các hình thức công khai thông tin tại cơ quan, đơn vị như sau:
(1) Niêm yết thông tin;
(2) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
(3) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị;
(4) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
(5) Thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
(6) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
(7) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
3. Công khai thông tin tại cơ quan, đơn vị
Căn cứ tại Điều 65 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định hình thức công khai thông tin tại doanh nghiệp nhà nước gồm:
(1) Niêm yết thông tin;
(2) Thông báo tại hội nghị người lao động; tại hội nghị đối thoại giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động tại cơ sở (nếu có); tại các cuộc họp, giao ban của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
(3) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động;
(4) Thông qua người phụ trách các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp để thông báo đến người lao động;
(5) Thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) để thông báo đến người lao động;
(5) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
(6) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có);
(7) Các hình thức chuyển tải thông tin khác không vi phạm quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
UBND xã có trách nhiệm thế nào trong tổ chức thực hiện việc công khai thông tin?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin, trong đó nêu rõ nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, thời điểm, thời hạn công khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua; kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân về kết quả thực hiện.
Trường hợp thông tin đã công khai có sự thay đổi, điều chỉnh thì nội dung thay đổi, điều chỉnh phải được kịp thời công khai theo quy định tại Mục này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
Theo đó, trách nhiệm của UBND cấp xã trong tổ chức thực hiện việc công khai thông tin như sau:
- Có kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin.
Trường hợp thông tin đã công khai có sự thay đổi, điều chỉnh thì nội dung thay đổi, điều chỉnh phải được kịp thời công khai
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin 2016 đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
- Tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?