Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức có sử dụng lao động gồm tổ chức nào? Nội dung người lao động kiểm tra giám sát ra sao?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức có sử dụng lao động gồm tổ chức nào? Nội dung người lao động kiểm tra giám sát ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về tổ chức có sử dụng lao động gồm:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Tổ chức có sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, tổ chức có sử dụng lao động gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức có sử dụng lao động gồm tổ chức nào? Nội dung người lao động kiểm tra giám sát ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nội dung người lao động kiểm tra giám sát ra sao?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về nội dung người lao động kiểm tra, giám sát như sau:
Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
1. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 của Luật này.
2. Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.
Theo đó, nội dung người lao động kiểm tra, giám sát cụ thể như sau:
(1) Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Cụ thể những nội dung người lao động bàn và quyết định gồm:
- Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
- Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
- Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
- Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
- Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
(2) Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Điều 76 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định hình thức người lao động kiểm tra, giám sát như sau:
- Người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua:
+ Hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của người lao động ở doanh nghiệp;
+ Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, người lao động khác trong doanh nghiệp;
+ Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của doanh nghiệp hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung người lao động đã bàn và quyết định;
+ Tham dự hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, các hoạt động hội họp, sinh hoạt tập thể khác tại nơi làm việc.
- Người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
- Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
- Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề nghị hội nghị người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?