Thế nào là tội phạm kinh tế? Mức xử phạt đối với tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Thế nào là tội phạm kinh tế?
Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm cụ thể như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Dựa vào khái niệm trên, có thể suy ra được rằng tội phạm kinh tế là tội phạm gây ra nguy hại cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây ra thiệt hại cho đất nước, tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật về quản lý.
Đặc biệt, tội phạm kinh tế luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Thế nào là tội phạm kinh tế? Mức xử phạt đối với tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Hiện nay có những loại tội phạm kinh tế nào?
Tại Chương XVIII Bộ luật Hình sự 2015 thì tội phạm kinh tế được xếp theo các nhóm tương ứng từng tội danh cụ thể như sau:
* Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại
Các tội danh liên quan tới tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại bao gồm:
- Tội buôn lậu
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
- Tội đầu cơ
- Tội quảng cáo gian dối
- Tội lừa dối khách hàng
- Tội vi phạm quy định về cung ứng điện
* Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
Những tội danh về tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm bao gồm:
- Tội trốn thuế
- Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
- Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
- Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
- Tội lập quỹ trái phép
- Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
- Tội thao túng thị trường chứng khoán
- Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
- Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Tội gian lận bảo hiểm y tế
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
* Tội phạm kinh tế khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế
Tội phạm kinh tế khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế bao gồm các tội danh như:
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
- Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
- Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
- Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
- Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
- Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
- Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
- Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
- Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
- Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
- Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
- Tội vi phạm quy định về quản lý rừng
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
Mức xử phạt đối với tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Đối với quy định về mức xử phạt với tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử phạt lên tới 05 năm tù và mức phạt hành chính lên đến 200.000.000 đồng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?