Thế nào là chữ ký số? Giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử được quy định như thế nào? Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như thế nào?
Chữ ký số là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
+ Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
+ Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định liên quan đến Chữ ký số mới nhất hiện nay Tải
Thế nào là chữ ký số? Thế nào là Chữ ký điện tử? Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Chữ ký điện tử là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử được quy định như thế nào?
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được phân làm 02 trường hợp như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì văn bản đó được coi là có giá trị pháp lý khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chữ ký điện tử xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung dữ liệu;
+ Chữ ký điện tử phải đảm bảo đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì văn bản được xem là hợp lệ nếu chữ ký điện tử (được coi là con dấu) được ký đáp ứng các điều kiện an toàn theo quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 (hướng dẫn chi tiết bởi Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP):
+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
+ Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
+ Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Giá trị pháp lý của chữ ký số
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Đồng thời, chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Chữ ký số và chữ ký điện tử khác nhau như thế nào?
Có thể thấy chữ ký số và chữ ký điện tử có những điểm khác biệt trong quy định pháp luật như sau:
Chữ ký số | Chữ ký điện tử | |
Tính chất | Được hiểu như là một chữ ký hoặc dấu vân tay được mã hóa và xác định danh tính của người ký. | Tạo dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh được đính kèm với tài liệu biểu thị danh tính của người ký và xác nhận sự chấp thuận. |
Tính năng | Bảo mật tài liệu | Xác minh tài liệu |
Tiêu chuẩn | Không sử dụng mã hóa | Sử dụng mã hóa mật mã |
Bảo mật | Dễ bị giả mạo | Độ an toàn cao |
Cơ chế xác thực | Xác thực thông qua ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ. | Xác minh danh tính người ký thông qua email, mã PIN điện thoại |
Cơ sở pháp lý |
Tuy có sự khác biệt về tính chất, tính năng cũng như cơ chế xác thực nhưng cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều mang lại lợi ích như sau:
- Thay thế chữ ký giấy, linh hoạt trong hoạt động ký kết văn bản hợp đồng có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời gian nào.
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động giao dịch điện tử.
- Gửi, chuyển tài liệu, hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức một cách nhanh chóng
- Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp.
- Thuận lợi trong việc nộp hồ sơ thuế, kê khai thuế cho doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?