Thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Căn cứ vào Thể lệ cuộc thi được ban hành kèm theo Quyết định 2123/QĐ-BGDĐT năm 2024 Tải về thì thể lệ cuộc thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 phải đảm bảo như sau:

(1) Nội dung các tác phẩm dự thi

Tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường, cụ thể như sau:

- Những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả).

- Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề.

- Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.

(2) Đối tượng tham gia

- Là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi.

- Những thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.

(3) Thể loại và hình thức trình bày

- Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).

- Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman.

- Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: Họ và tên, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại; Thông tin về nhân vật trong tác phẩm.

- Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa được sử dụng, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... của các tổ chức, cá nhân; chưa gửi dự thi bất kỳ cuộc thi nào khác. Các tác phẩm dự thi không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.

- Tác phẩm dự thi không hợp lệ nếu sao chép các bài đã đăng trên các phương tiện báo, đài, trang tin, bản tin dưới mọi hình thức.

Thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 ra sao?

Căn cứ Mục 6 Phần II Thể lệ cuộc thi được ban hành kèm theo Quyết định 2123/QĐ-BGDĐT năm 2024 Tải về thì cơ cấu giải thưởng cuộc thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 như sau:

(1) Cơ cấu giải thưởng

02 giải tập thể; 02 giải Nhất; 04 giải Nhì; 06 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 02 Giải dành cho Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; Giải thưởng phụ do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mối năm tổ chức.

(2) Giá trị giải thưởng

- Giải Nhất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 10.000.000₫/ giải;

- Giải Nhì: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 8.000.000đ/giải;

- Giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 6.000.000đ/giải;

- Giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 3.000.000đ/giải.

- Giải tập thể: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 5.000.000 đồng/giải.

- Giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000 đồng/giải.

- Giải thưởng phụ: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000đ/giải

(Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà các tác giả đạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước)

Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến tác giả đoạt giải và đăng tải trên Báo Giáo dục và Thời đại, website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2024.

Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 hằng năm được tổ chức như thế nào?

Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:

Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Theo đó, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 được tổ chức tùy thuộc vào số năm tổ chức kỷ niệm, cụ thể như sau:

- Vào những năm tròn (những năm có chữ số cuối cùng là số 0)

+ Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;

+ Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

++ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 của bộ, ngành;

++ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 của cấp tỉnh và tại địa phương.

+ Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

- Vào những năm khác (những năm có các chữ số cuối cùng còn lại khác năm tròn)

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11.

Không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam vào những năm khác năm tròn.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
2,898 lượt xem
Cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn đăng nhập https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm học 2024 2025?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận Kỳ 2?
Pháp luật
Đáp án hội thi Olympic các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ánh sáng soi đường năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Pháp luật
Mẫu bài dự thi cuộc thi Gửi Tương Lai Xanh 2050 ra sao? Mẫu viết thư Gửi tương lai xanh 2050 như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa tỉnh Hải Dương và tỉnh Phú Yên như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 tuần 1 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa tỉnh Hải Dương và tỉnh Phú Yên như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn vào thi https hoctaplyluan tinhdoandongnai com cuộc thi trực tuyến Tầm nhìn xuyên thế kỷ trên Nền tảng học tập lý luận tỉnh Đồng Nai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào