Thay mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện từ ngày 01/7/2025 tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thế nào?
Mức tham chiếu được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức tham chiếu như sau:
- Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Thay mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện từ ngày 01/7/2025 tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Thay mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện từ ngày 01/7/2025 tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
...
2. Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều này; quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, từ 01/7/2025 thì thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Tuy nhiên, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó (khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
Đồng thời, khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
(1) Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
(2) Đối tượng sau đây đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
Hiện nay, tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP). |
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 01/7/2025 ra sao?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 01/7/2025 như sau:
(1) Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nêu trên, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
(2) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
(i) Hằng tháng;
(ii) 03 tháng một lần;
(iii) 06 tháng một lần;
(iv) 12 tháng một lần;
(v) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại (1);
(vi) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại (1);
(3) Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại (iv);
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại (vi) nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Chính phủ quy định chi tiết (iv), (vi).
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?