Thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo hình thức nào?
- Nhuận bút, thù lao là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao quy định ra sao?
- Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca căn cứ vào quy mô được tính như thế nào?
- Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca căn cứ theo doanh thu cuộc biểu diễn tính như thế nào?
Nhuận bút, thù lao là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao quy định ra sao?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP đã khái niệm:
- Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.
- Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm.
Tại Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao như sau:
- Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
- Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
- Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
- Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
- Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo hình thức nào? (Hình internet)
Thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
- Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Như vậy, hình thức thanh toán nhuận bút thù lao do các bên tự thỏa thuận, pháp luật không đưa ra quy định về một hình thức cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thanh toán cho các chủ thể.
Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca căn cứ vào quy mô được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP thì nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể, múa rối và các thể loại tương tự khác, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca căn cứ theo doanh thu cuộc biểu diễn tính như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định:
Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
1. Đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, chương trình nghệ thuật:
a) Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu;
b) Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu;
c) Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu;
d) Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu;
đ) Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
e) Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu;
g) Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
h) Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu;
i) Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy, nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca,...như sau:
- Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu;
- Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu;
- Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu;
- Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu;
- Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
- Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu;
- Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
- Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu;
- Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?