Thẩm phán quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do bao nhiêu thẩm phán thực hiện?
- Điều kiện làm Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là gì?
- Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trên những nội dung nào?
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do bao nhiêu thẩm phán thực hiện?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về số lượng Thẩm phán thực hiện việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; đối với người chưa thành niên còn phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ và các nguyên tắc xử lý quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 134 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Bảo đảm quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là người bị đề nghị) được tham gia, trình bày ý kiến trước Tòa án, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
3. Bảo đảm quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị. Người bị đề nghị thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được đề nghị tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
4. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do 01 Thẩm phán thực hiện. Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bảo đảm sự vô tư của người tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó, việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do 01 Thẩm phán thực hiện.
Thẩm phán quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện làm Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là gì?
Theo Điều 10 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo quy định trên, điều kiện Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
- Là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
- Không thuộc trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán:
+ Là người thân thích của người bị đề nghị.
+ Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
+ Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trên những nội dung nào?
Tại Điều 13 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về nội dung Thẩm phán kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập, làm việc của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm phán có văn bản yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư trong trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
- Tài liệu trong hồ sơ đề nghị;
- Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?