Tết Khmer 2024 diễn ra bao nhiêu ngày? Tết Khmer là Tết gì? Tết Khmer có ý nghĩa như thế nào?
Tết Khmer 2024 diễn ra bao nhiêu ngày? Tết Khmer là Tết gì và có ý nghĩa ra sao?
Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024. Thời điểm này, còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết, nhưng tại các phum sóc vùng đồng bào Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, không khí Tết cổ truyền đang hiện diện trên từng nếp nhà, sóc ấp.
Theo đó, Tết Khmer 2024 diễn ra 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024.
Vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm, đồng bào Khmer lại tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Cũng như Tết Nguyên đán, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, có ý nghĩa mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào, là Tết chịu tuổi. Đây là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; các thành viên trong gia đình cùng tề tựu, sum họp sau những ngày tháng làm việc, lao động vất vả và động viên nhau tiếp tục cố gắng để ngày càng phát triển hơn.
Theo tiếng Khmer, “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là năm mới. Những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây trở thành lễ hội truyền thống của cả cộng đồng các dân tộc trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với người Khmer, chùa là nơi để đồng bào thực hiện các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp vào dịp lễ, tết. Công việc thường ngày tạm gác lại, mọi người đều tập trung vào các hoạt động ngày Tết. Vào những ngày trước Tết, nhiều gia đình đồng bào Khmer bắt đầu chuẩn bị để tiễn năm cũ đi qua, đón năm mới đến. Các hoạt động chuẩn bị đón Tết thường là sửa sang, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, chuẩn bị thức ăn đầy đủ cho những ngày Tết.
Dịp Tết Khmer 2024, chính quyền và các sở, ban, ngành tại các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống sẽ tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các điểm chùa, salatel, ban quản trị, ban hoằng pháp, các vị sư, sãi, achar, hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; các điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống…
Đến ngày 14/4, mọi người sẽ mặc những bộ quần áo đẹp, chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật lên chùa để làm lễ rước đại lịch. Các lễ vật mang theo bao gồm: nhang, đèn, hoa quả đến chùa lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.
Ngày 15/4 là ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư, sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa, buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên.
Ngày 16/4 làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Tại một số chùa, Salatel, Ban Quản trị, Ban Hoằng pháp cũng tất bật dọn dẹp, trang trí lại để chuẩn bị thực hiện các nghi lễ đón năm mới cho bà con đồng bào Khmer.
Tết Khmer 2024 diễn ra bao nhiêu ngày? Tết Khmer là Tết gì? Tết Khmer có ý nghĩa như thế nào? (Hình từ internet)
Dân tộc Khmer có phải là dân tộc thiểu số không?
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP thì:
- Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Theo Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.
Như vậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dân tộc Việt Nam, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số.
Theo đó, dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số theo quy định.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận và quản lý chi phí của Quỹ?
- Căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175 gồm các quy hoạch nào?
- Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm 2025 ngắn hay, ý nghĩa? Lời dẫn tiệc tất niên công ty cuối năm 2025 thế nào?
- Mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động của Quỹ hỗ trợ nông dân là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 175, giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nằm ở giai đoạn nào theo quy định?